Diễn biến Biểu tình Thái Bình 1997

Tháng 4 năm 1997, khoảng 3.000 nông dân tại huyện Quỳnh Phụ tổ chức cuộc biểu tình diễu hành ôn hòa đầu tiên, người biểu tình đi theo hàng lối và kỷ luật, các công chứcĐảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hưu trí lãnh đạo biểu tình yêu cầu xét xử những công chức địa phương đương nhiệm tham nhũng.[24] Vào ngày 9 tháng 5 cùng năm, khoảng 2.000 người tại Quỳnh Phụ tổ chức cuộc diễu hành ôn hòa thứ hai bằng xe đạp đến trụ sở các cơ quan hành chính của tỉnh, yêu cầu Viện kiểm sát huyện Quỳnh Phụ và Tỉnh ủy Thái Bình thả tự do cho hai người đại diện biểu bình bị bắt trước đó, 11 công an bị thương.[21][24][lower-alpha 1] Người dân giơ cao các biểu ngữ "Ðảng Cộng sản Việt Nam muôn năm", "Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta", "Ðả đảo bọn tham nhũng!". Tuy nhiên, chính quyền địa phương thời điểm đó điều động lực lượng Công an nhân dân Việt Nam trấn áp với hơi cay và vòi xịt, dẫn đến hai phía đụng độ và trụ sở hành chính tỉnh bị kiểm soát.[24] Từ đầu tháng 5, khoảng 3.000 người dân chiếm quyền trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Phụ,[25] cáo buộc bị áp đặt nhiều thứ thuế – phí và công chức địa phương tham nhũng.[26] The Economist dẫn lời một nhà ngoại giao phương Tây cho biết người dân chiếm quyền kiểm soát Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Bình, nhưng đã rời đi sau khi chính quyền địa phương làm mất điện trụ sở tòa nhà.[27]

Trong tháng 4–5, người dân đập phá tư gia của một số công chức và một số trụ sở hành chính — bao gồm cả trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình — cùng nhiều trụ sở cảnh sát. Người dân xã Quỳnh Mỹ tấn công một sở cảnh sát và bắt giữ một số con tin, người dân xã Quỳnh Hoa bắt giữ 20 cảnh sát trong năm ngày, người dân một số địa phương tự tổ chức xét xử các công chức tham nhũng. Giữa tháng 6, hàng nghìn người tổ chức một loạt các cuộc diễu hành trước trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.[28] Ngày 16 tháng 6, khoảng 300 người dân xã Quỳnh Hoa bắt giữ Bí thư xã – Chủ tịch xã – Phó Ban tài chính xã, sau đó dẫn giải lên huyện Quỳnh Phụ với quãng đường dài 7km.[29] Đêm ngày 26 tháng 6 tại xã An Ninh thuộc huyện Quỳnh Phụ, hàng nghìn nông dân biểu tình đập phá trụ sở Ủy ban nhân dân xã vừa khánh thành, đập phá tư gia của chín[lower-alpha 2] công chức trong xã.[20][30][31] Theo thống kê vào đêm ngày 26 tháng 6, người dân đốt nhà và cướp tài sản của 24 công chức tại Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Kiến Xương.[21] Nông dân tỉnh Thái Bình khiếu kiện tập thể gây ách tắc giao thông, một số trụ sở hành chính địa phương bị đập phá, một số địa điểm bạo động bắt giữ công chức – công an.[32][33]Quỳnh Hồng là nơi biểu tình sớm nhất,[34][35]Quỳnh Hoa là nơi phức tạp nhất.[19][29][34][35] Thời gian này, hàng trăm người dân Thái Bình diễu hành lên trụ sở hành chính tỉnh phản đối và bắt giữ một số công chức, có những cuộc diễu hành phản đối lên tới 600–700 người tại xã Quỳnh Hoa và các xã thuộc huyện Đông Hưng.[31]

Địa giới tỉnh Thái Bình trong quốc gia Việt Nam.

Một số cuộc biểu tình diễn ra tại một số huyện khác thuộc tỉnh khoảng ngày 26–27 tháng 6, nông dân tại xã Ðông Cường tấn công bạo động vào các công chức xã được cho là tham nhũng; bạo động ác liệt nhất tại Thái Thịnh, Thái Tân và Mỹ Lộc (đều thuộc huyện Thái Thụy).[24] Tại xã Thái Nguyên thuộc huyện Thái Thụy, mâu thuẫn giữa người dân và chính quyền địa phương căng thẳng leo thang, chính quyền địa phương khi đó phòng bị sẵn sàng súng và được Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đề nghị hai phía đối thoại.[36] Hai công chức hưu trí (bí danh lần lượt P, V) — cùng quê Thái Bình — thời điểm đó khẳng định với chính khách Hữu Thọ rằng "bọn chúng ức hiếp dân hơn cả bọn kỳ hào xưa thì người dân nào chịu được", sau đó hai người này đã nêu thực trạng với Đỗ MườiNguyễn Ngọc Trìu.[18] Cuối tháng 6 năm 1997, nông dân tại các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Tiền Hải, Ðông Hưng, Thái Thụy liên tục khiếu kiện về dân chủcông bằng xã hội.[24][37] Theo trưởng công an thành phố Thái Bình Hoàng Văn Thái, chính quyền địa phương tại thị xã Thái Bình[lower-alpha 3] năm 1997 sai phạm về quản lý đất đai – lạm quyền, một số công chức bị kỷ luật đã kích động người dân. Sau đó, khiếu kiện của người dân được giải quyết kịp thời với hàng chục đoàn thanh tra được thành lập, các công chức cấp cao bị kỷ luật và phải đền bù thiệt hại.[38] Theo nghiên cứu của thạc sĩ Mai Lan Phương tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, An Đồng trong "Sự kiện Thái Bình" xây dựng được 1,8 km đường – hai trạm bơm điện công suất 3.000m²/h; người dân đóng góp 22,58% – ngân sách xã khoảng 70,32% – ngân sách chính phủ 8,1%.[39]

Những cá nhân trực tiếp tham gia chỉ đạo giải quyết vụ biểu tình ở Thái Bình gồm Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Phạm Văn ĐồngĐại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp,[40] Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười,[41][42][43] Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lê Đức Anh[42]Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu,[42][44][45][46] Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt,[6][40] Trưởng Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Thế Duyệt,[3][34][36][42] Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn[36][40][44]Phan Văn Khải,[42][44][45] Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục ruộng đất Nguyễn Thị Kim Ngân,[44] Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Quách Lê Thanh,[31] Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình Bùi Sỹ Tiếu,[lower-alpha 4][5][30][43] Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Đỗ Hùng,[38] Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình Phạm Quý Ngọ.[47] Mục tiêu của loạt sự kiện biểu tình tại Thái Bình nhằm xét xử các công chức sai phạm, yêu cầu kiểm tra – kết luận công khai các sai phạm.[18][48] Nhóm khởi xướng biểu tình bao gồm các cựu chiến binh – công chức – Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hưu trí tại tỉnh Thái Bình.[4][24][27][49][50][51]

Lê Khả Phiêu yêu cầu Tổng cục chính trị Quân đội tham mưu công tác dân vận cho Quân ủy Trung ương Việt NamQuân khu 3, Cục Dân vận – Tuyên truyền cử đặc phái viên quân đội đến Thái Bình đối thoại và đồng thời thiết lập một đường dây nóng đến văn phòng Lê Khả Phiêu thông qua Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Bình.[52] Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định lập "Tổ công tác đặc biệt"[lower-alpha 5] do Phạm Thế Duyệt kiêm nhiệm tổ trưởng, hướng đến công khai trên truyền thông đại chúng và xem xét ý kiến người dân mà không dựa trên báo cáo từ chính quyền địa phương, lực lượng Quân dội nhân dân Việt Nam được điều chuyển đến tuyên truyền và bảo vệ người dân.[53] Tổ công tác đặc biệt đến Thái Bình gồm 11 người, sau khi đối thoại thì người dân tuy mâu thuẫn nhưng không đến mức cực đoan – bất chấp pháp luật.[54] Tỉnh ủy Thái Bình thành lập 242 tổ công tác với hàng nghìn lượt đối thoại với công chúng và đồng thời thanh tra kinh tế toàn diện địa phương.[30] Phạm Thế Duyệt triệu tập 28 công chức chủ chốt của tỉnh nghe báo cáo, sau đó mời 400 công chức xã – huyện (bao gồm cả công chức hưu trí) tại Đông Hưng đến họp, tiếp tục mời 300 công chức chủ chốt của huyện Thái Thụy báo cáo, tiếp tục tổ chức đối thoại khối dân vận – mặt trận – cựu chiến binh – người dân, cuối cùng mời 100 công chức cao cấp (có quê quán Thái Bình) họp tại Hội Nông dân Việt Nam. Vài trăm sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam khi đó đóng quân tại trường học và trụ sở Ủy ban, tiếp cận và thực hiện tuyên truyền với người dân Thái Bình.[31] Đỗ Quang Tuấn — một thành viên thuộc tổ thị sát Thái Bình năm 1997 — trình bày thực trạng với Phạm Thế Duyệt và gửi báo cáo đến Đỗ Mười.[4] Giáo sư Tương Lai thuộc Viện Xã hội học — một thành viên thuộc Ban Nghiên cứu của Thủ tướng — tổng hợp kết quả của các nhóm thị sát và gửi báo cáo đến Võ Văn Kiệt.[6] Báo cáo của Viện Xã hội học năm 1997 tập trung vào mối quan hệ giữa người dân và công chức, vấn đề phát huy dân chủ cơ sở – công bằng xã hội.[55]

Nhóm khảo sát xã hội học Việt Nam năm 1997
Nhóm thị sátThành viênĐịa điểm thị sátNguồn
Nhóm 14 người (Viện trưởng Viện Xã hội học Tương Lai phụ trách đoàn)An Ninh thuộc huyện Quỳnh Phụ[4][6][37]
Nhóm 23 người (Phó Viện trưởng Viện Xã hội học phụ trách đoàn)dọc tuyến Hà NamNam Ðịnh hướng về các huyện thuộc Thái Bình (Tiền Hải, Ðông Hưng, Thái Thụy, Quỳnh Phụ, Kiến Xương)
Nhóm 3xuất phát đến Thái Bình, sau hai nhóm đầu một tuầnThái Thịnh thuộc huyện Quỳnh Phụ
Nhóm 4đang khảo sát về hộ kinh tế gia đình và địa vị của người phụ nữ, được yêu cầu khảo sát thêm chủ đề chung của ba nhóm tại Thái Bìnhhuyện Hải Hậu thuộc Nam Ðịnh
Nhóm 5đang khảo sát về biến động dân số, được yêu cầu khảo sát thêm chủ đề chung của ba nhóm tại Thái BìnhHà Nam, Nam Ðịnh, Ninh Bình

Giáo sư Tương Lai cho biết các cuộc khiếu kiện đến trụ sở hành chính tỉnh Thái Bình kéo dài với hàng nhìn người tham gia, giải quyết khiếu nại không triệt để, dẫn đến đụng độ xảy ra và lực lượng Công an nhân dân Việt Nam dùng chó chăn cừu Đức để trấn áp.[6] Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ Nguyễn Văn Uy thừa nhận tổ chức được điều động đến Thái Bình vào năm 1997.[56][lower-alpha 6] Chính phủ Việt Nam điều động 1.200 cảnh sát chống bạo động về Thái Bình trấn áp vào ngày 28 tháng 6 năm 1997,[24][25][27] AFP đưa tin một công chức địa phương chết do thương tích[24][58] nhưng Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình khẳng định không có thương vong.[24] Các phóng viên nước ngoài bị cấm tiếp cận Thái Bình.[14][25][26][49] Biểu tình lan rộng ra 6/7 huyện, tiếp tục kéo dài trong sáu tháng với quy mô khác nhau, các "tòa án" do người dân thành lập tiến thành thực thi xét xử công chức tham nhũng tại chỗ.[25] Vào tháng 8 cùng năm, chính phủ Việt Nam bắt đầu xét xử các công chức địa phương sai phạm nhằm làm dịu tình hình.[28] Vẫn trong tháng 8, nông dân Thái Bình tổ chức biểu tình trước Ủy ban nhân dân tỉnh, bạo lực nổ ra một lần nữa tại xã Quỳnh Hoa và 18 cảnh sát bị bắt giữ. Báo Công an nhân dân vào ngày 8 tháng 8 cho biết cảnh sát địa phương phát hiện mâu thuẫn tại hơn 67 xã thuộc tỉnh Thanh Hóa trong bảy tháng trước, báo Lao Động công bố kết quả điều tra sơ bộ công chức tại tỉnh Thái Bình.[23] Sự kiện Thái Bình được đề cập chi tiết trên báo Quân đội nhân dân và báo Nhân Dân vào tháng 9 năm 1997, chính phủ Việt Nam kiểm duyệt chặt chẽ báo chí quốc nội.[23][26] Ngày 12 tháng 9, 34 công chức xã Quỳnh Hoa từ chức và trả lại con dấu dưới sức ép của người dân.[21][29] Khoảng 400 người dân xã Quỳnh Hoa tập trung trước trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình vào ngày 12 tháng 11 nhằm mục đích khiếu nại và sau đó đập vỡ cửa kính; người dân xã Quỳnh Hoa bắt giữ 23 cảnh sát và một kiểm sát viên vào ngày hôm sau nhằm phản đối lệnh bắt giữ một số người dân.[29] Ngày 25 cùng tháng, 20 công chức địa phương bị giam giữ bất hợp pháp được người dân phóng thích.[25] Giai đoạn tháng 5–11 năm 1997, tình trạng bất ổn tại Thái Bình diễn ra trên diện rộng với hàng trăm , riêng huyện Quỳnh Phụ với 35/38 xã có khiếu kiện đông người dài ngày.[13] Khi biểu tình diễn ra, một sự cố mất điện diện rộng xảy ra tại địa phương, nhân viên của các tổ chức phi chính phủ được thực hiện giới hạn các dự án của họ tại Thái Bình. Ước tính 43.000 người dân tham gia biểu tình, 242/258 xã đã diễn ra sự kiện.[9] Theo báo cáo của tỉnh Thái Bình, thông kê 237/285 xã có khiếu kiện tính đến ngày 25 tháng 12 năm 1997, tiếp tục gia tăng thành 242/285 xã có khiếu kiện vào ngày 20 tháng 2 năm 1998.[17] Phóng viên nước ngoài được tiếp cận Thái Bình vào tháng 2 năm 1998.[16][50]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Biểu tình Thái Bình 1997 http://101.53.8.174/hcmulaw/index.php?option=com_c... http://press-files.anu.edu.au/downloads/press/p266... //www.amazon.com/dp/1857431332 http://id.nii.ac.jp/1130/00002906/ http://tuanvietnam.net/2012-02-02-gs-nguyen-minh-t... //dx.doi.org/10.1177%2F186810341603500202 //dx.doi.org/10.14264%2Fuql.2015.392 //dx.doi.org/10.22004%2Fag.econ.23788 //dx.doi.org/10.22459%2FLCFPA.01.2014.15 //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v...